Theo chính sử Hoàng hậu nhà Đinh

Năm Mậu Thìn 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Đinh Tiên Hoàng cho xây cung điện, chế triều nghi, định phẩm hàm quan văn, quan võ. Vua lập 5 hoàng hậu là Đan Gia, Trinh Minh, Kiều Quốc, Cồ Quốc và Ca Ông. Tên của bà thứ nhất là Đan Gia, Đan: cao khiết, nhã trí – Gia: đức cao vọng trọng, mỹ dự thiên hạ. Dịch nghĩa Đan là thanh cao trong sạch, tốt đẹp ý vị – Gia là đức cao vọng trọng, tiếng khen sắc đẹp vang khắp thiên hạ”. Bà thứ hai là Trinh Minh 貞明. Trinh Minh là chữ trong kinh dịch, Hệ từ, hạ, chương 1:“ Nhật nguyệt chi đạo, trinh minh giả dã”, nghĩa là “đạo của mặt trời mặt trăng vẫn thường hằng, sáng tỏ”. Trinh Minh đã trở thành một từ tổ cố định và đã được Hồ Nguyên Trừng, tác giả của Nam Ông mộng lục, dùng trong nhan đề một câu chuyện của sách này là “Phụ đức trinh minh” 婦德貞明. Câu chuyện kể về bà nguyên phi của vua Trần Duệ Tông. Vua đi đánh giặc rồi chết trận; bà lánh đời đi tu rồi chết và được phong là Gia Từ hoàng hậu. Đức hạnh của bà xứng đáng với nhan đề “Phụ đức trinh minh”.

Mặc dù chính sử chép tên hiệu 5 bà hoàng hậu nhà Đinh nhưng không ghi rõ tên gọi chính thức của từng người. Ngay cả Hoàng hậu Dương Vân Nga, khi Đinh Toàn được lập làm Vua cũng chỉ ghi là Dương Thị và khi bà trở thành Hoàng hậu của Lê Hoàn chính sử ghi rõ: "Lập Hoàng thái hậu nhà Đinh là Dương thị làm Đại Thắng Minh Hoàng Hậu. Hậu là vợ của Tiên Hoàng, mẹ đẻ của Vệ Vương Toàn." và các sử gia rất nặng lời với Lê Hoàn trong việc này. Qua việc gọi Dương Vân Nga là Đại Thắng Minh hoàng hậu đó có thể thấy được vai trò của bà trong hoàng cung nhà Đinh trong số 5 Hoàng hậu do Vua Đinh lập.

Đinh Bộ Lĩnh có ba người con trai: Đinh Liễn, Đinh ToànÐinh Hạng Lang. Đinh Liễn hay Đinh Khuông Liễn là con trai cả của vua Đinh và là người con trai duy nhất sinh ra, trưởng thành trước khi vua Đinh lên ngôi. Đinh Bộ Lĩnh khi lên ngôi lập 5 hoàng hậu nhưng sử không ghi rõ Đinh Liễn là con bà hoàng hậu nào. Chỉ chắc chắn rằng ông không phải là con bà Dương hậu, người sinh ra Đinh Toàn và cũng không phải là con của bà hoàng hậu là mẹ của Ngô Nhật Khánh. Sử sách cho biết ông có một người em gái là công chúa Phất Kim được Vua đinh gả cho sứ quân Ngô Nhật Khánh. Như vậy, bà mẹ của Đinh Liễn và Phất Kim đã là vợ của Đinh Bộ Lĩnh từ khi ông khoảng 16 tuổi (căn cứ năm sinh Đinh Liễn là 940) nhưng từ năm 968 khi ông lên ngôi Hoàng đế ở tuổi 44 thì chưa thấy ghi chép nào về bà. Có thể khi đó bà đã mất nên không được tấn phong Hoàng hậu. Đó cũng có thể là lý do mà Đinh Liễn con bà không được Vua Đinh lập làm Thái tử.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hoàng hậu nhà Đinh http://www.baobinhdinh.com.vn/datnuoc-connguoi/201... http://www.dulichnamdinh.com.vn/(S(bq0kzf45h44gpuy... http://www.ninhbinh.gov.vn/web/guest/danh-nhan-van... http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bi-an-chuyen-l... http://phunutoday.vn/tham-cung-bi-su/dinh-tien-hoa... http://phunuvietnam.vn/kho-bau/hoang-phi-vua-dinh-... http://tapchicongthuong.vn/ba-to-cua-nghe-may-nguy... http://vtc.vn/mo-vo-vua-dinh-tien-hoang-o-thai-bin... https://baotintuc.vn/doi-song-van-hoa/mo-phan-cua-...